13:22 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
VÌ LỢI ÍCH MƯỜI NĂM TRỒNG CÂY VÌ LỢI ÍCH TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI

LIÊN KẾT ĐẾN

tổng đài bảo vệ trẻ em 111
NHẤP VÀO ĐỂ XEM HOẶC TẢI VỀ
KHẤP VÀO ĐỂ XEM HOẶC TẢI VỀ
NHẤP VÀO ĐỂ XEM
NHẤP VÀO ĐỂ XEM
NHẤP VÀO ĐỂ XEM VIDEO
NHẤP VÀO ĐỂ XEM VIDEO
Bộ Giáo dục & Đào tạo
Sở Giáo dục & Đào tạo Khánh Hoà
Phòng Giáo dục & Đào tạo Nha Trang
giaoan.violet.vn

Trang nhất » TÀI NGUYÊN WEBSITE » CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Ngày hội Tiến bước lên Đoàn
Nhấp vào để đến trang thông tin kỉ niệm

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU GIAI ĐOẠN 2013 - 2018

Thứ sáu - 17/04/2015 22:13
PHÒNG GD&ĐT TP NHA TRANG            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU                                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:      / KHCLPTrDG- VTS                             Phước Long,  ngày 10  tháng 10  năm 2013
 
KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU
GIAI ĐOẠN 2013 – 2018.
 
          Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2013 – 2018 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết định của nhà trường trong công tác giáo dục tại địa phương.
I. Tình hình đặc điểm nhà trường năm học 2013-2018. 
Trường THCS Võ Thị Sáu trước đây là trường THCS Vĩnh Trường, kể từ tháng 8 năm 1995 có quyết định đổi tên thành trường THCS Võ Thị Sáu;  thuộc phước Long; từ năm 1995 đến nay hoạt động giáo dục nhà trường từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, góp phần vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục của phường Phước Long nói riêng và sự nghiệp phát triển gíao dục TP Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa nói chung.
    1. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Tổng số cán bộ giáo viên công nhân viên:  69  Nữ :60
- Ban giám hiệu   : 02  Nữ: 02
- Giáo viên : 58 Nữ: 52
- Tổng phụ trách : 01 Nữ: 01
- Công nhân viên : 08 Nữ: 05
- Đảng viên : 18  Nữ:17
- Trình độ chuyên môn:    
+ Đại học chính qui
: 09 Nữ: 09
+ Đại học tại chức
: 38 Nữ: 34
+ Cao đẳng sư phạm
: 15 Nữ: 12
+ Trung cấp
: 04  Nữ: 04
+ Không qua đào tạo
: 03 ( PV, BV)  Nữ: 01
- Tỷ lệ giáo viên / lớp  :1,87  
     2. Về học sinh.
- Tổng số lớp : 31 lớp
- Tổng số học sinh: 1079 hs
    3. Những mặt mạnh của trường.
-  Có chi bộ nhiều năm đạt chi bộ trong sạch vững mạnh, luôn quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt mọi hoạt động trong nhà trường.
- Công tác quản lí từ Ban Giám hiệu đến Tổ - Nhóm chuyên môn, đoàn thể luôn có sự thống nhất, đồng thuận về nội dung kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch; mọi kế hoạch trong nhà trường đều được triển khai đồng bộ, có đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời theo từng năm học, từng giai đoạn.
- Luôn có ý thức xây dựng tập thể dân chủ, đoàn kết, nhiệt tình, tận tuỵ với công việc, cùng nhau đưa nhà trường đi lên; thực hiện phương châm: “Sống và làm việc có trách nhiệm”.
- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên nhiệt tình, có uy tín, tinh thần trách nhiệm cao,  đa số có tay nghề vững vàng , đạo đức sư phạm mẫu mực.
- Duy trì  tốt phong trào giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi các cấp, luôn  có ý thức  nâng cao chất lượng bộ môn, hàng năm tỉ lệ HS yếu,  kém giảm dần. 
- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tâm huyết với nghề nghiệp, luôn coi học sinh như con đẻ của mình.
- Trình độ giáo viên trên chuẩn cao:  78 %.
     4. Những mặt yếu của trường.
- Chất lượng đào tạo chưa vững chắc do học sinh tuyển vào chất lượng còn thấp, nhiều học sinh xếp loại học lực trung bình .
- Tỉ lệ HS Lưu ban - bỏ học hàng năm vẫn còn cao; vẫn còn tình trạng học sinh còn bỏ học trong hè và sau khi thi lại mặc dù giáo viên chủ nhiệm và nhà trường đã kết hợp với địa phương nhiều lần vận động các em ra lớp.
- Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp, chưa đồng đều.
- Xử lí các hạn chế của giáo viên chưa kiên quyết theo nguyên tắc còn nặng về tình cảm.
-  Công tác xã hội hoá còn nhiều hạn chế.
    5. Thời cơ  và thách thức.
a. Thời cơ.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Phòng GD-ĐT Nha Trang và Sở GD-ĐT Khánh Hoà, sự nhiệt tình ủng hộ của Đảng ủy, UBND  Phước Long, của các ban ngành đoàn thể và Ban đại diện cha mẹ học sinh, PHHS.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật tốt trong  mọi công tác, đa số giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng.
- Ý thức tự học, tự rèn ngày được nâng lên.
b. Thách thức.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục  toàn diện của toàn thành phố Nha Trang- tỉnh Khánh Hòa nói riêng  và toàn quốc nói chung trong giai đoạn hiện nay.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho giảng dạy còn hạn chế ở một vài giáo viên lớn tuổi.
-  Học sinh chưa ham học, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên gia đình không có điều kiện quan tâm đến việc học của các em.
- Môi trường xung quanh tác động đến việc học tập của học sinh (các tệ nạn xã hội như: Ma Tuý, mại dâm, cờ bạc, trộm cắp, các trò chơi điện tử, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường...)
II. Tầm nhìn, sứ mệnh và hệ thống các giá trị.
1/ Tầm nhìn.
Xây dựng trường  mới  đạt chuẩn Quốc gia và có chất lượng ổn định,  phát triển vững chắc trong thành phố Nha Trang.
2/ Sứ mệnh.
Cung cấp cho học sinh kiến thức trong chương trình giáo dục THCS một cách vững chắc, phát triển đầy đủ về trí tuệ, thể chất, đạo đức, tình cảm và thẩm mỹ cũng như kỹ năng sống.
3/ Hệ thống giá trị cơ bản nhà trường.
- Lấy người học làm trung tâm trong quá trình giảng dạy.
- Tạo niềm tin và uy tín đối với xã hội về chất lượng giáo dục.
- Liên tục sáng tạo trong công tác quản lý, dạy học;  tổ chức  tốt các hoạt động chuyên đề  ngoại khoá theo chủ đề năm học và chủ đề tháng.
- Luôn thể hiện tinh thần tự chủ và chủ động trong xây dựng nhà trường.
- Tập thể đoàn kết một lòng vì sự phát triển nhà trường.
- Tâm huyết với sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
- Tự hào về ngôi trường mang tên anh hùng đất đỏ: Võ Thị Sáu.
4/ Tiêu chí phấn đấu: Thân thiện - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm và khát vọng vươn lên.
III. Mục tiêu, chỉ tiêu và phương châm hoạt động.
 1. Mục tiêu.
 Xây dựng nhà trường có chất lượng tốt , giữ vững danh hiệu trường tiên tiến.
 2. Chỉ tiêu.
 a) Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
 -Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên : 69  người, trong đó :
+Ban Giám hiệu : 02  – có trình độ đại học - có chứng chỉ QLGD trở lên).
+ Giáo viên :  58  (trong đó:  78 % GV có trình độ đại học trở lên; 100 % tổ trưởng chuyên môn có trình độ Đại học; 45,5 % GV/tổng số GV của trường đạt GV dạy giỏi cấp TP trở lên; 100 % GV có trình độ nghiệp vụ sư phạm khá- giỏi ).
+ Nhân viên : 08 – Trung cấp 05; 03 không qua đào tạo ( BV, PV) – 01 cán bộ thư viện giỏi cấp tỉnh.
 - Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lí và dạy học (tất CB-CC đều thành thạo tin học).
 b) Học sinh.
- Phát triển qui mô :
+ Lớp học : 31  lớp
+ Học sinh :  1079   học sinh ( 35 học sinh / lớp )
- Chất lượng học lực:
+ Học lực từ TB trở lên: 90,1% (khá - giỏi : 57,3% ; giỏi: 19,3%, khá: 38% ; TB: 32,8 %)
+ Sau mỗi năm tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng từ 1 đến 2%
+ Tỷ lệ học sinh yếu – kém không quá  5%.
+ Tỷ lệ tốt nghiệp THCS 95% trở lên
+ Học sinh thi đỗ vào lớp 10 THPT hệ công lập: 50% trở lên.
+ Học sinh giỏi các cấp (TP, Tỉnh) trong từng năm học: từ 8 hs trở lên.
- Chất lượng hạnh kiểm:
+ Học sinh có hạnh kiểm khá- tốt : 98% trở lên
+ Được trang bị những kỹ năng sống cơ bản khi tham gia các hoạt động xã hội.
- Giáo dục thể chất:
+ Từ trung bình trở lên: 100% ( Tốt 30%, Khá 30, TB 40%).
+ Giữ danh hiệu trường tiên tiến GDTC cấp Tỉnh.
c) Cơ sở vật chất.
- 18 phòng học có đầy đủ trang  thiết bị áp dụng công nghệ thông tin và các phòng đều có kết nối mạng Internet.
-  Xây dựng phòng bộ môn có đầy đủ thiết bị, camera phục vụ cho giảng dạy thí nghiệm, thực hành (thực hành mẫu, thực hành theo nhóm).
-  có phòng đa năng để tổ chức HĐNGLL, HĐNK, sinh hoạt hội họp, hội thảo, tổ chức chuyên đề…
-  Thư viên đạt chuẩn theo QĐ số 01 /2003 của BGD, phục vụ đầy đủ các loại sách báo cho bạn đọc.
-  Môi trường “Xanh – Sạch ” như: trồng cây bóng mát, chắn bụi, hạn chế tiếng ồn, chăm sóc các bồn hoa cây cảnh, giáo dục HS ý thức vệ sinh.
-  Cơ sở phục vụ cho việc giảng dạy và học tập sắp xếp khoa học, tiện nghi.
IV. Chương trình hành động.
1. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên có đầy đủ về số lượng: có đủ phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng với tình hình phát triển của xã hội (trong đó: CBQL và GV phải vừa hồng vừa chuyên)
- Tập thể thực sự đoàn kết, tâm huyết gắn bó với nhà trường, hợp tác cùng nhau tiến bộ.
2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách quản lí, chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên bộ môn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là giáo dục “ Đức ­ -  Trí - Thể - Mỹ ”. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Với quan điểm dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” vai trò của giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ.        
3. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí, trong giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng nhà trường. Động viên và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý. Đào tạo GV chuyên sâu về tin học để phụ trách cổng thông tin điện tử của trường.
4. Cơ sở vật chất – trang thiết bị.
Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá, hiện đại, phù hợp với yêu cầu đổi mới. Áp dụng có hiệu quả Qui chế quản lí, sử dụng tài sản công (trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí).
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt các qui chế đã ban hành trong nhà trường như: quy chế dân chủ, qui chế tự chủ tài chính và biên chế tổ chức, qui chế tự kiểm tra tài chính- kế toán, qui chế sinh hoạt hội họp, qui chế tác phong cơ quan công sở, qui chế làm việc nhà trường, qui chế chi tiêu nội bộ… trong nhà trường.
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên và nhân viên.
- Huy động được các nguồn lực xã hội, cá nhân tại địa phương và ngoài địa phương tham gia vào việc phát triển giáo dục nhà trường.
- Nguồn nhân lực:  Tuyển dụng 60 - 70% cán bộ, giáo viên, nhân viên là người địa phương.
- Nguồn lực vật chất: sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước; huy động sự đóng góp của các nhà mạnh thường quân, nhà hảo tâm, các lực lượng xã hội; cơ sở vật chất nhà trường; các trang thiết bị phục vụ học tập.
- Nguồn lực tinh thần: Sự quan tâm của các cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương, sự hợp tác của Ban ĐDCMHS, sự đồng thuận của PHHS và cộng đồng xã hội.
V. Tổ chức - Kiểm  tra –Đánh giá.
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược phát triển đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, lãnh đạo ngành giáo dục, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội và PHHS.
2. Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược; từng giai đoạn có bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược.
- Giai đoạn 1( từ 2013 đến 2014): Hình thành những yếu tố cơ bản tạo nên nhà trường có chất lượng ổn định, chống lưu ban - bỏ học; đưa trường đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2013-2018
- Giai đoạn 2 ( từ 2015 đến 2016): Nâng dần chất giảng dạy và học tập cao hơn mặt bằng với các trường trong cụm Nam thành phố Nha Trang và ngang bằng các trường trung tâm thành phố.
- Giai đoạn 3 : từ 2016 đến 2018 hoàn thành sứ mệnh tạo dựng môi trường giáo dục có chất lượng ổn định, trên chất lượng bình quân của ngành trong thành phố.
4. Nhiệm vụ :
- Đối với Hiệu trưởng: Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo ngành, phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể để có sự hỗ trợ cho chiến lược phát triển giáo dục nhà trường diễn ra đúng mục đích, mục tiêu. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch, đồng thời có những đề xuất điều chỉnh kế hoạch kịp thời (khi cần thiết).
- Đối với phó Hiệu trưởng : Thực hiện theo nhiệm vụ được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức thực hiện từng phần việc cụ thể trong hoạt động chuyên môn, đồng thời kiểm tra đôn đốc và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp bổ sung vào kế hoạch ( nếu có ).
- Đối với tổ chuyên môn, tổ Công đoàn : Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, có kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt kế hoạch phát triển.
- Đối với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường: Thực hiện chức năng giám sát, đôn đốc nhắc nhở các bộ phận thực hiện kế hoạch, tham mưu với Ban Chỉ đạo về những vấn đề cần điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch.
- Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên : Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch từng năm học để xây dựng kế hoạch công tác cho từng bộ phận, cá nhân phù hợp với lộ trình thời gian. Tổ chức tự đánh giá việc thực hiện từng giai đoạn, có rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp bổ sung trong kế hoạch để đạt kết quả cao nhất.
            Kế hoạch này được thông qua hội đồng giáo dục trong cuộc họp hội đồng giáo dục gần nhất./.
    
Nơi nhận:                                                                                      HIỆU TRƯỞNG
-          PGD (Báo cáo);
-          Các bộ phận;
-          Lưu: VT.
Hoàng Thị Hoa
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Đang truy cậpĐang truy cập : 380

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 379


Hôm nayHôm nay : 115007

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1878937

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 16104441

Đăng nhập

THÔNG BÁO

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024-2025

Phương thức tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 (Nhấp vào link dưới để Xem hoặc Tải về)   262/QĐ-UBND        Quyết định phê duyệt Kế hoạch và phương thức tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT, các TTGDTX-HN năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ...