Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học tại trường THCS Võ Thị Sáu thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa

Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học  tại trường THCS Võ Thị Sáu thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học tại trường THCS Võ Thị Sáu thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa Người thực hiện: Hoàng Thị Hoa - Nguyên Hiệu trưởng Nhà trường
          Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ, quyền hạn của mỗi người dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội; đồng thời có tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của mỗi Quốc gia. Nhận thức được điều đó, các Quốc gia trên thế giới luôn quan tâm đến quản lý giáo dục, trong đó chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục được xem  là yếu tố quan trọng. Cán bộ quản lý phải là người tận tâm với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi hoạt động của cơ quan đơn vị. Đặc biệt hơn, nếu là người cán bộ quản lý trong Ngành giáo dục thì ngoài trách nhiệm hàng ngày của người quản lý cần có lòng vị tha, yêu nghề mến trẻ, phải biết phối hợp tốt với các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, hội khuyến học, các nhà hảo tâm, chính quyền địa phương… để làm tốt công tác  phổ cập giáo dục tại địa phương cũng như vấn đề chế độ chính sách ưu tiên cho học sinh có nguy cơ bỏ học trong diện học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn…. Đồng thời thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và  làm sao cho học sinh thấy được  “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”… 
          Thêm vào đó, trách nhiệm của nhà trường không chỉ thuần túy “dạy chữ” mà hơn thế phải kết hợp đồng thuận cùng gia đình và xã hội “dạy người”. Với phương châm “Học để tiếp thu kiến thức và học để làm người có ích cho xã hội”, tôi luôn trăn trở : làm cách nào để tất cả các em học sinh đều được đến trường, được hưởng đặc quyền cơ bản là “học”. Bởi những em học sinh bất cứ vì nguyên nhân gì phải hoặc tự loại mình ra khỏi quyền lợi được học hành sẽ đều là gánh nặng cho xã hội. Thay vì thời gian ngồi trên ghế nhà trường, tham gia học tập, rèn luyện đạo đức, sinh hoạt tập thể hữu ích, những học sinh này sẽ lang thang cơ nhỡ không có một tương lai tốt đẹp hoặc tiêu cực hơn, khi các em chưa đủ khả năng phân biệt được tốt – xấu sẽ dễ bị lôi kéo, hư hỏng và sa vào con đường tội lỗi. Tuổi trẻ là tương lai của nước nhà, vì thế, sự quan tâm, hỗ trợ, giúp các em hiểu được vai trò của việc học, cố gắng vượt lên hoàn cảnh để học tập nghiêm túc, đều đặn sẽ đào tạo ra những công dân tốt, những người tài cho đất nước mai sau.
Theo thống kê của Phòng Giáo dục đào tạo số 1284/PGD&ĐT-THCS ngày 29 tháng 9 năm 2011 về việc huy động học sinh bỏ học trong hè năm 2011 ra lớp, Thành phố Nha Trang có 308 học sinh bỏ học trong hè. Trước tình trạng đó phòng Giáo Dục và Đào tạo thành phố Nha Trang đã có những động thái tích cực yêu cầu các trường vào cuộc để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học  để làm  tốt công tác vận động học sinh ra lớp, duy trì công tác phổ cập trung học cơ sở (THCS).  Bản thân tôi là một cán bộ quản lý thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nha Trang cũng có những suy nghĩ làm thế nào để duy trì sĩ số, giảm thiểu và đi đến xóa bỏ tình trạng học sinh nghỉ, bỏ học giữa chừng? Muốn vậy đầu tiên phải làm tốt công tác vận động học sinh bỏ học ra lớp và tiếp tục tham gia học tập.
            Vận động học sinh ra lớp không phải đến thời điểm này Ngành Giáo dục thành phố Nha Trang nói riêng và Ngành giáo dục  nói chung mới thực hiện, mà đã có từ nhiều năm trước đây, nhưng việc vận động chỉ dừng lại ở những cách: Gíao viên chủ nhiệm lớp, Ban giám hiệu  kết hợp với tổ dân phố, chính quyền địa phương vận động bằng những lời khuyên: “Đi học để lấy cái bằng tốt nghiệp THCS để sau này có công ăn việc làm….”. Những biện pháp trên chỉ có tác dụng tạm thời trong một thời gian ngắn rồi tình trạng học sinh bỏ học vẫn diễn ra. Do đó, để duy trì tốt sĩ số, vận động học sinh bỏ học ra lớp có hiệu quả trước hết chúng ta phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân học sinh bỏ học và từ đó tìm ra biện pháp, hướng cho các em hiểu rõ tầm quan trọng của việc học chữ. Qua thực tế tìm hiểu và vận động học sinh bỏ học ra lớp tại trường THCS Võ Thị Sáu bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học  tại trường THCS Võ Thị Sáu thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa

>>Xem đầy đủ nội dung tại đây!<<