Nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí lớp 8,9 tại trường THCS Võ Thị Sáu

Người thực hiện: Hoàng Văn Trung - GV tổ KHXH, Bí thư chi đoàn.

Người thực hiện: Hoàng Văn Trung - GV tổ KHXH, Bí thư chi đoàn.

SKKN - CSTĐ: Nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí lớp 8,9 tại trường THCS Võ Thị Sáu

1. Sự cần thiết của sáng kiến

“Nếu Tổ quốc đang bão dông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa”
(Trích bài thơ “Tổ Quốc nhìn từ biển”- nhà thơ Nguyễn Việt Chiến)
     Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh, quốc phòng đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc không chỉ thể hiện tư duy của Đảng ta trong các nghị quyết Đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.
     Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Khẳng định của Người không chỉ thôi thúc cả dân tộc quyết tâm đánh bại đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc mà còn đặt trách nhiệm cho các thế hệ người Việt Nam phải biết chăm lo phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc vùng trời, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ đặt ra cho đất nước ta những thách thức và vận hội mới trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Thời đại đã đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ đào tạo những con người phát triển toàn diện để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy nhà trường phổ thông có vai trò quan trọng cùng với xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay.
     Môn Địa lí với chức năng giáo dục của mình đã góp phần hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân 
tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy hành động, thái độ ửng xử đúng đắn trong đời sống xã hội”.
Đặc biệt trong xu thế quốc tế hóa ngày càng mở rộng việc giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị truyền thống, tình yêu quê hương đất nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đặc biệt, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức mang tính khu vực và tính toàn cầu. Các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị – xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, nhất là trong tình hình hiện nay vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển đang có nhiều diễn biến phức tạp.
     Do đó, giáo dục về biển, đảo tại các trường học hiện nay vừa mang tính thời sự, vừa góp phần quan trọng vào việc vun đắp, nuôi dưỡng tình yêu biển đảo quê hương cho thế hệ trẻ. Nhìn chung, kiến thức về biển, đảo của phần lớn các em học sinh hiện nay còn yếu. Nâng cao ý thức, trách nhiệm, tình yêu biển đảo quê hương cho thế hệ trẻ luôn là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả xã hội, các cấp, các ngành, nhất là ngành giáo dục đào tạo, trong đó có môn Địa lí. Từ ý nghĩa và thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí lớp 8,9 tại trường THCS Võ Thị Sáu, TP Nha Trang” làm đề tài sáng kiến của mình, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung cũng như góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam nói riêng. Đồng thời, qua đây cũng khơi dậy trong các thế hệ học sinh tình yêu biển đảo và yêu quê hương, đất nước.

>>Xem đầy đủ nội dung tại đây!<<