Nâng cao sức nhanh cho học sinh bằng phương pháp bổ trợ trong giảng dạy môn GDTC lớp 6 tại trường THCS Võ Thị Sáu

Người thực hiện: LÊ VĂN NAM - GV GDTC

Người thực hiện: LÊ VĂN NAM - GV GDTC

SKKN - CSTĐ: Nâng cao sức nhanh cho học sinh bằng phương pháp bổ trợ trong giảng dạy môn GDTC lớp 6 tại trường THCS Võ Thị Sáu – Thành phố Nha Trang

1. Sự cần thiết của sáng kiến:

     Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, là một quá trình sư phạm không thể thiếu ở nhà trường phổ thông, là nhiệm vụ quan trọng trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện các tố chất thể lực, thể hình, nâng cao khả năng vận động giúp các em có đủ sức khỏe để học tốt các môn văn hóa, nâng cao thành tích các môn thể thao góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.
Trong những năm gần đây, cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực đã tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đi trên con đường công nghiệp hoá đất nước. Để làm tốt điều này Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm đến việc phát triển giáo dục. Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi giáo dục phải tạo ra những con người phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ và nghề nghiệp. Vì vậy GDTC trong hệ thống giáo dục nói chung và trong nhà trường nói riêng có ý nghĩa rất to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Con người là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là chủ thể của mọi sự sáng tạo, chủ thể của mọi của cải vật chất và văn hóa, chủ thể để xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái. Như vậy, con người cần được phát triển toàn diện, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
     Trong TDTT, điền kinh là một môn có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới với nội dung phong phú và đa dạng như đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp, là nền tảng để phát triển các tố chất thể lực cơ sở cho các môn thể thao khác, đáp ứng được các mục tiêu GDTC, là một trong những môn thi chính trong các kỳ đại hội TDTT, hội khỏe phù đổng các cấp. Chính vì vậy, điền kinh được phổ biến trong các trường phổ thông và được coi là môn học chính nhằm phát triển các tố chất thể lực chung, năng lực làm việc trong lao động và học tập. Bên cạnh đó nhà trường còn là nơi góp phần phát hiện bồi dưỡng nhân tài TDTT cho đất nước trong đó nội dung môn chạy nhanh là một môn học đặc biệt (Nữ hoàng tốc độ). Nhằm rèn luyện tất cả các tố chất của con người: “Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, tốc độ và phản xạ…”
     Tuy nhiên, phần lớn thời gian các em dành cho các môn văn hóa là chính, ít quan tâm đến GDTC. Qua quan sát, tôi thấy rằng học sinh hiện nay hứng thú hoạt động và tập luyện thể dục không cao đặc biệt trong môn chạy nhanh. Học sinh tham gia tập luyện không tích cực lắm trong giờ học, các bài tập bổ trợ bị xem nhẹ và ít được các em quan tâm. Phần lớn các em thích có nội dung trò chơi trong mỗi tiết học thể dục. Trong quá trình học tập – rèn luyện các em còn ngại ngùng, rụt rè do lứa tuổi mới ở cấp tiểu học lên.
     Đây là vấn đề đáng quan tâm và xem xét vì như thế sẽ rất khó có thể bồi dưỡng học sinh về năng khiếu thể thao và công tác phát hiện bồi dưỡng vận động viên. Vậy làm thế nào để tạo được sự hứng thú học tập, phát huy tính tích cực cho học sinh; giúp các em phát triển tốt các tố chất nhanh, mạnh; giúp các em luyện tập nâng cao thành tích môn chạy nhanh 60 - 100m trong kiểm tra và thi đấu, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu vận động viên cho trường; giúp các em ham thích tập luyện môn chạy nhanh hơn để nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho việc học tập và tạo cho các em có một thói quen, tác phong làm việc nhanh nhẹn.
     Nhằm khắc phục tình trạng trên và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, tôi xin được mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy với sáng kiến: “Nâng cao sức nhanh cho học sinh bằng phương pháp bổ trợ trong giảng dạy môn GDTC lớp 6 tại trường THCS Võ Thị Sáu – Thành phố Nha Trang” để góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của trường THCS Võ Thị Sáu nói riêng và các trường THCS nói chung.
>> Xem đầy đủ nội dung tại đây!<<