00:25 ICT Thứ tư, 11/09/2024
VÌ LỢI ÍCH MƯỜI NĂM TRỒNG CÂY VÌ LỢI ÍCH TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI

Trang nhất » Bảo vệ trẻ em

TUYÊN TRUYỀN VỀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH COVID-19

PHÒNG GDĐT NHA TRANG                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU                              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
           
TUYÊN TRUYỀN VỀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH COVID-19
 
Trong những ngày qua, nước ta đã ghi nhận nhiều ca dương tính trong cộng đồng do biến thể mới của virut SARS-CoV-2. Việc xuất hiện các biến chủng mới, xu hướng độ tuổi của người mắc thay đổi.. đã điều chỉnh việc chẩn đoán Covid-19 dựa trên triệu chứng.
Trên thế giới xuất hiện các ca mắc mới do biến thể Delta và các chuyên gia cảnh báo cần theo dõi chặt chẽ biến thể MU vì biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn, độc lực mạnh hơn và có thể vô hiệu hoá vaccine ngừa Covid-19. Biến thể MU còn được gọi là biến thể B.1.162, lần đầu tiên được phát hiện ở Colombia vào tháng 1/2021.
          Chúng ta đã nghe nói rất nhiều về các triệu chứng của COVID-19. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là những dấu hiệu cơ bản và thường gặp. Hiện tại, khi biến chủng mới xuất hiện, hay với những người đã được tiêm vắc xin phòng ngừa, thì các triệu chứng ít nhiều có thay đổi.  Vậy những triệu chứng COVID-19  đó là gì?
          1. Những triệu chứng COVID-19
 - Việc cập nhật những thay đổi của triệu chứng COVID-19 là không bao giờ thừa. Bởi nó sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phát hiện, cách ly, theo dõi và điều trị nếu bị nhiễm virus SARS-CoV-2.
- Với những người chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19 thì khi mắc bệnh sẽ có những triệu chứng cơ bản và điển hình sau:
+ Sốt: đa số người mắc COVID-19 đều bị sốt. Tình trạng sốt sẽ khác nhau ở mỗi người. Nghĩa là có người sốt cao, có người sốt nhẹ. Cá biệt một số người có thể không bị sốt. Nhưng không sốt cũng không có nghĩa là không bị mắc COVID-19. 
+ Đau họng, ho khan: đau họng, ho khan (đôi khi là ho có đờm) được coi là triệu chứng điển hình khi bị mắc COVID-19. Lúc này, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà, mà cần liên hệ ngay đến đường dây nóng của Bộ Y tế hoặc tại địa phương nơi sinh sống để được hướng dẫn, làm xét nghiệm.
+ Khó thở: Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể và tấn công dồn dập vào phổi, gây ra tình trạng viêm phổi, suy hô hấp. Vì thế, người bệnh cảm thấy đau tức lồng ngực và khó thở, thậm chí là không thở được. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gây ra các ca tử vong do mắc COVID-19.
- Còn với những người đã được tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19 thì vẫn có những triệu chứng này, tuy nhiên, ở mức độ nhẹ hơn, đặc biệt là ít rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng không vì thế mà chủ quan khi xuất hiện triệu chứng, vì bệnh có thể lây lan cho rất nhiều người khác. 
- Ngoài các triệu chứng cơ bản và điển hình như sốt, ho, đau họng và khó thở, thì những người mắc COVID-19 trong thời điểm hiện tại có thể có thêm các triệu chứng sau: 
+ Cơ thể đau nhức, đặc biệt là các cơ.
+ Đau đầu.
+ Đau rát họng dai dẳng.
+ Hắt hơi, chảy nước mũi.
+ Viêm kết mạc, đau mắt, đỏ mắt.
+ Mất vị giác hoặc khứu giác.
+ Tiêu chảy.
+ Xuất hiện các nốt mẩn ở da.
+ Ngón tay, ngón chân tấy đỏ, tím tái.
- Các triệu chứng nghiêm trọng
+ Đau tức ngực đi kèm khó thở
+ Nói không đầy đủ câu hoặc mất khả năng nói.
+ Không thể cử động tay chân, không thể tự đi lại.
+ Trí nhớ lẫn lộn, hay nhầm lẫn thời gian, địa điểm,…
 
2. Những việc cần làm khi có dấu hiệu nghi nhiễm COVID-19
- Ngay khi xuất hiện các triệu chứng COVID-19 2021 như đã nói trên, hoặc nghi ngờ bản thân bị nhiễm virus SARS-CoV-2, bạn cần nghiêm túc thực hiện những việc sau:
+ Đeo khẩu trang và tự cách ly: Khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, kèm theo đó là tình trang sốt, ho, khó thở và mất khứu giác, bạn cần đeo khẩu trang và tự cách ly trong phòng.
+ Sử dụng đồ dùng cá nhân
+ Tất cả các đồ dùng như quần áo, khăn lau, bàn chải, chén dĩa, đũa muỗng, ly cốc,… cần được sử dụng riêng, rửa riêng và bảo quản riêng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng lây nhiễm chéo cho mọi người trong gia đình.
+ Virus SARS-CoV-2 có thể lây qua những giọt bắn trong quá trình nói chuyện trực tiếp ở khoảng cách gần. Hoặc trên bề mặt đồ dùng, vật dụng trong nhà có nhiễm virus thì bất cứ ai chạm tay vào rồi đưa tay lên mặt đều có nguy cơ bị nhiễm. Do đó, người bệnh (hoặc ca nghi bệnh) cần hết sức cẩn trọng trong sinh hoạt hàng ngày, dù đã tự cách ly ở phòng riêng. Theo đó, khi ho, hắt hơi, nên dùng khăn giấy che kín miệng và mũi, sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy.
+ Thường xuyên rửa tay với nước xà phòng, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn. Hạn chế việc cầm nắm, đụng chạm vào những đồ dùng, vật dụng mà mọi người trong nhà hay sử dụng. Chẳng hạn như remote máy lạnh, remote tivi, điện thoại, máy quạt,… 
+ Đảm bảo phòng sạch sẽ, thông thoáng. 
+ Song song đó, giữ khoảng cách an toàn (tối thiểu 2m) với người thân trong gia đình.
+ Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người già, trẻ nhỏ hay người đang có bệnh khác. Bởi đây là những đối tượng có sức khỏe kém, hệ miễn dịch yếu, nguy cơ lây nhiễm cao.
+ Với người chăm sóc, nên là người khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Quá trình tiếp xúc với người chăm sóc, bạn nên rửa tay sạch sẽ, đeo khẩu trang và kính chống giọt bắn. Hạn chế nói chuyện và chạm vào người chăm sóc để tránh lây nhiễm cho họ. 
- Thông báo tình trạng sức khỏe với cơ quan y tế dù nghi ngờ hay đã xuất hiện các triệu chứng COVID-19 2021 thì bạn cũng nên thông báo tình trạng sức khỏe với cơ quan y tế. Họ sẽ có hướng dẫn cụ thể và chi tiết về việc tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà. Song song đó, sẽ sắp xếp lịch lấy mẫu xét nghiệm nhanh nhất có thể. 
-  Nếu bệnh tình chuyển biến nặng, gọi ngay đến hotline của cơ quan y tế địa phương hay của Bộ Y tế (số điện thoại 19009095). Lúc này, có thể bạn sẽ được hỗ trợ đưa đến bệnh viện gần nhất để thăm khám và điều trị.

          3. Cách phòng chống dịch bệnh covid 19
          Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới đây:
- Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
- Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
- Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.
- Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
- Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
- Tự cách ly theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.
- Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.
- Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.
* Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng nhau thực hiện Chung sống an toàn với đại dịch COVID-19. Bộ Y tế gửi đến Bạn “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế” với các nội dung chính sau đây:
          - Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
          - Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
          - Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
          - Không tụ tập đông người.
          - Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vnđể được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
          Trên đây là những triệu chứng COVID-19 năm 2021 mà mọi người nên biết cũng như những việc cần làm khi cơ thể xuất hiện triệu chứng nhiễm hoặc nghi nhiễm và cách phòng chống dịch bệnh. Hãy luôn đảm bảo an toàn sức khỏe cho sức khỏe bản thân và cộng đồng bằng cách chủ động thực hiện nguyên tắc 5K, tiêm ngừa vắc xin. Nếu mắc bệnh, nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn của cơ quan y tế để phòng tránh lây nhiễm.
                                                                             Phước Long, ngày 09  tháng 09 năm 2021
                     Y TẾ                                                                           HIỆU TRƯỞNG                                                    
 

 
                  Nguyễn Thị Hồng Thanh                                                       Võ Thị Thu Huyền                                    
 

THÔNG BÁO

Kế hoạch chuyển đổi công tác 6730 /KH- UBND-GDĐT ngày 23 tháng 8 năm 2024

KẾ HOẠCH Chuyển công tác đối với viên chức giáo viên đang công tác tại các trường học ngoài phạm vi quản lý của UBND thành phố Nha Trang năm học 2024-2025 >> 6730 /KH- UBND-GDĐT

Đăng nhập