07:56 ICT Thứ ba, 17/09/2024
VÌ LỢI ÍCH MƯỜI NĂM TRỒNG CÂY VÌ LỢI ÍCH TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI

Trang nhất » TÀI NGUYÊN WEBSITE » SKKN-ĐỀ TÀI NC » SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NHẤP VÀO ĐỂ XEM TRAIL EGN2024-9
NHẤP VÀO ĐỂ XEM
Nhấp vào để xem hoặc tải bản mẫu SGK 9

Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trường THCS Võ Thị Sáu

Thứ năm - 31/03/2022 08:29
SKKN - CSTĐ

SKKN - CSTĐ

Tên sáng kiến:“Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉđạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh trường THCS Võ Thị Sáu -Thành phố Nha Trang”. Người viết:Trần Thị Minh Tuyết – Phó hiệu trưởng
1. Sự cần thiết của đề tài
     Nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người. Trong đó, Nghiên cứu khoa học kỹ thuật KHKT là một hoạt động trải nghiệm bổ ích, thiết thực, gắn liền giữa lý thuyết với thực hành và thực tiễn lao động sản xuất. Hoạt động này giúp phát huy, khích lệ, định hướng, tiếp lửa, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo của các em học sinh. Do đó, Bộ giáo dục và đào tạo (GDĐT) đã ban hành Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT, kèm theo Quy chế thi nghiên cứu KHKT cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, bắt đầu thực hiện từ năm học 2011- 2012 nhằm đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học; khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật, biết vận dụng kiến thức đã học cũng như đã tự tìm hiểu vào giải quyết những vấn đề cần thiết trong cuộc sống.
     Trên cơ sở đó, hàng năm, Sở GDĐT Khánh Hòa và phòng GDĐT thành phố Nha Trang đều có kế hoạch tổ chức cuộc thi Sáng tạo KHKT cấp Tỉnh, cấp Thành phố diễn ra vào tháng 11 và tháng 12. Có thể thấy, nghiên cứu KHKT đã trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục của học sinh trung học phổ thông trên phạm vi tỉnh Khánh Hòa nói chung và trên phạm vi thành phố Nha Trang nói riêng, phát triển cả về qui mô và số lượng, chất lượng dự án. Chẳng hạn, năm học 2015-2016 toàn Tỉnh chỉ có hơn 70 dự án, toàn thành phố chỉ có 29 dự án của 14 trường, đến năm học 2019-2020, toàn Tỉnh có 141 dự án, toàn thành phố có 36 dự án của 23 trường. Đặc biệt, trong nhiều năm liền, Sở GDĐT Khánh Hòa cũng như Phòng GDĐT Nha Trang có nhiều dự án đạt giải trong Hội thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật cấp Quốc Gia. Điều đó chứng tỏ hoạt động nghiên cứu KHKT dành cho học sinh trung hoc đã và đang được các cấp quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm, ngày càng thu hút học sinh tham dự và đạt được những thành tích ban đầu rất khả quan.
     Thực hiện theo sự chỉ đạo của phòng GDĐT Nha Trang, trong những năm qua, trường THCS Võ Thị Sáu nói riêng và các trường THCS trong thành phố nói chung đã triển khai, xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi nghiên cứu KHKT cấp trường dành cho học sinh khối 8,9 nhằm tuyển chọn một số dự án tham gia cuộc thi KHKT cấp Thành phố. Mặc dù, hoạt động này đã được duy trì và thực hiện trong nhiều năm, tuy nhiên các trường vẫn gặp không ít khó khăn bởi chưa nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía giáo viên, phụ huynh và học sinh. Đối với không chỉ học sinh mà nhiều giáo viên vẫn coi nghiên cứu KHKT là một hoạt động mới mẻ và vô cùng khó, không cần thiết đối với cấp trung học cơ sở. Trong thời gian tham gia hướng dẫn học sinh thực hiện dự án KHKT và làm công tác quản lý phụ trách hoạt động này, tôi nhận thấy có một số nguyên do sau:
  • Thứ nhất, cuộc thi nghiên cứu KHKT theo quy định chỉ dành cho học sinh lớp 8,9. Do đó, học sinh lớp 6,7 và một số giáo viên chỉ dạy khối 6,7 chưa có kinh nghiệm, nhiều thời gian để trải nghiệm hoạt động này.
  • Thứ hai, giáo viên, học sinh, phụ huynh chưa hiểu đúng, đủ ý nghĩa nội dung mà cuộc thi mang lại.
  • Thứ ba, kinh nghiệm nghiên cứu KHKT của nhiều thầy, cô giáo ở cấp 2 vẫn còn hạn chế.
  • Thứ tư, công tác quản lý, chỉ đạo của các trường THCS còn nhiều lúng túng.
  • Thứ năm, thời gian dành cho việc nghiên cứu KHKT còn hạn chế do giáo viên và học sinh đã phải mất nhiều thời gian cho việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học.
  • Thứ sáu, kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu KHKT không nhiều, trong khi chi phí để hoàn thiện một dự án KHKT khá tốn kém.
     Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh ở trường THCS Võ Thị Sáu nói riêng và ở một số trường THCS trong thành phố Nha Trang nói chung luôn là những trăn trở mà trong thời gian qua tôi luôn cố gắng đi tìm hướng giải quyết. Từ thực tế hoạt động nghiên cứu KHKT và thành tích mà trường THCS Võ Thị Sáu đã đạt được trong mấy năm qua, tôi nhận thấy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu KHKT dành cho học sinh, trước hết phải tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo của Ban lãnh đạo nhà trường. Chính vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh trường THCS Võ Thị Sáu - Thành phố Nha Trang”.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đang truy cậpĐang truy cập : 366

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 365


Hôm nayHôm nay : 33324

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1937797

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 31977496

Đăng nhập

THÔNG BÁO

Kế hoạch chuyển đổi công tác 6730 /KH- UBND-GDĐT ngày 23 tháng 8 năm 2024

KẾ HOẠCH Chuyển công tác đối với viên chức giáo viên đang công tác tại các trường học ngoài phạm vi quản lý của UBND thành phố Nha Trang năm học 2024-2025 >> 6730 /KH- UBND-GDĐT